Trĩ hậu môn là gì?
Trĩ hậu môn là tình trạng một phần tĩnh mạch bị phình ra do sưng viêm ở vùng cửa hậu môn, khi đại tiện khó khăn và đau rát. Sưng viêm này do việc bài tiết trong cơ thể quá nóng và không điều trị ngay từ ban đầu khi dấu hiệu bệnh trĩ.Vì sao bị bệnh trĩ hậu môn?
Bệnh trĩ hậu môn xuất hiện ở nhiều đối tượng, tuy nhiên dễ gặp nhất ở tuổi từ 30 trở lên. Người có dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ thường ngại ngùng đi khám, cho đến khi búi trĩ to dần, cảm thấy khó chịu vì đau rát khi đại tiện hay sinh hoạt tình dục mới đi khám bệnh.Nguyên nhân bệnh trĩ hậu môn do cơ thể chứa hàm lượng chất nóng khá nhiều, dẫn đến táo bón thời gian dài, thậm chí là tiêu chảy, và phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hậu môn.
Thậm chí, một số người phải đứng trong thời gian dài như tiếp tân, giáo viên,… hay phải ngồi trong một tư thế khá lâu như nhân viên văn phòng, hoặc những người có bệnh lý về trực tràng cũng như ăn uống chưa hợp lý vì không có nhiều chất xơ, ăn gia vị cay nóng, uống nước ít, v.v…
Biểu hiện của bệnh trĩ hậu môn là gì?
Trước hết cần phân biệt hai loại trĩ:- Trĩ nội: là loại trĩ nằm bên trong hậu môn, ít đau. Nó thường chảy máu và lòi ra khi đi đại tiện. Đôi lúc, búi trĩ sẽ sa ra ngoài cửa hậu môn và không thể ấn nó trở vào trong được.
- Trĩ ngoại: là loại trĩ nằm bên ngoài hậu môn. Nó được bọc bởi lớp bì dày khá nhạy cảm, nếu là trĩ tắc mạch nghĩa là như cục máu đông xơ cứng sẽ rất xót khi đại tiện và có thể vỡ ra chảy máu bất cứ lúc nào.
Khi mắc bệnh trĩ hậu môn, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng cửa hậu môn, ngồi khó khăn vì cảm thấy đau (thốn). Nhiều người bị bệnh này chỉ nằm chứ không thể ngồi được, chờ đến khi tiểu phẫu.
Bệnh trĩ có thể gây ung thư không?
Bệnh trĩ và ung thư là hai bệnh lý hiện đang khác nhau, chưa có phát hiện nào chứng minh được sự liên hệ. Vì thế, người mắc bệnh trĩ hậu môn đừng quá lo lắng về tình trạng tiến triển đến ung thư.Tuy nhiên, những dấu hiệu và biến chứng của bệnh lý trĩ gần giống bệnh ung thư đại trực tràng, vì thế thay vì lo lắng, người bệnh nên đi bác sĩ khám ngay lập tức.
Chữa bệnh trĩ hậu môn như thế nào?
Chữa trị bệnh trĩ không phải lúc nào cũng mổ, tuỳ theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh lý mà các bác sĩ có thể kê toa theo chế độ ăn uống và những phương pháp bài tập khác nhau sao cho ít đau.Trong một số trường hợp chưa nặng, bác sĩ có thể khuyên người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều củ, quả có chất xơ, uống nhiều nước, khi đại tiện đừng cố gắng rặn mạnh, nhất là không ngồi toilet lâu (điều này rất dễ tạo búi trĩ),…
Nhiều phương cách giảm đau khác như ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 10 phút mỗi ngày, nhất là khi búi trĩ thò ra ngoài. Ngoài ra, còn có thể uống thuốc giảm đau, sưng phù nề.
Ngày nay, người ta kết hợp việc dùng nệm nước lót ghế ngồi cho người bị sa búi trĩ, để giảm đau và làm mát vùng hậu môn khi mắc bệnh. Điều này giúp quá trình chưa trị bệnh lý trĩ hậu môn đạt hiệu quả tốt hơn.
Với những trường hợp nặng, người bệnh cần phẫu thuật như phẫu thuật theo phương pháp Longo, phẫu thuật triệt mạch / treo trĩ, phẫu thuật cắt trĩ truyền thống, cắt trĩ hở theo cách Millogan-Morgan và khâu búi trĩ theo cách Ferguson hoặc thắt búi trĩ bằng vòng cao su, tiêm xơ búi trĩ,…
Làm thế nào để tránh bệnh trĩ hậu môn?
Để tránh bị bệnh trĩ hậu môn, bạn nên:- Ăn uống có nhiều chất xơ như rau, củ, quả,…;
- Ăn uống nhiều các chất làm mát cơ thể, lọc gan,…;
- Uống nhiều nước từ 2-3 lít/ngày;
- Ăn ít đồ chiên, gia vị cay nóng, cà phê,…;
- Không rặn mạnh khi đại tiện có triệu chứng táo bón;
- Không ngồi đại tiện lâu…;
- Tránh ngồi một chỗ lâu giờ;
- Nên dùng nệm nước ngồi cao cấp khi cần ngồi nhiều.