Nội dung chính:
Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt là hiện tượng cơ thể có nhiệt độ cao hơn 40 độ C. Đây là tình trạng bệnh lý đặc trưng kèm theo các rối loạn chức năng thần kinh về ý thức, có thể bị hôn mê và co giật.
Biểu hiện của sốc nhiệt là gì?
Người rơi vào tình trạng sốc nhiệt sẽ có hiện tượng:
- Vùng da bị nóng, khô;
- Người mệt mỏi;
- Nhức đầu;
- Khó thở;
- Da mặt đỏ;
- Muốn ói mửa;
- Ỉa chảy;
- Mê man;
- Suy hô hấp;
- Hạ huyết áp;
- Rối loạn hô hấp;
- Rối loạn thần kinh trung ương;
- Suy thận;
- Suy gan;
- còn nữa...
Nguyên nhân và hậu quả sốc nhiệt là gì?
Nguyên nhân sốc nhiệt chính là do thời gian và tốc độ sinh nhiệt của cơ thể vượt quá khả năng đào thải nhiệt lượng. Trong trường hợp không sơ cứu nhanh có thể chuyển qua biến chứng về tim mạch, hệ thần kinh, phổi, thận, có thể gây hoại tử các tế bào của gan và rối loạn động máu. Nếu thân nhiệt cao hơn 42 độ C và kéo dài như vậy, máu sẽ tăng lượng kali và có thể bất tỉnh trên 4 giờ.
Nhưng nếu được xử lý sơ cứu kịp thời, tỉ lệ sống có thể đến 90%.
Sơ cứu người bị sốc nhiệt như thế nào?
Đây là bước quan trọng để giúp người bị sốc nhiệt có cơ hội sống và không để lại di chứng sau này. Trước hết, bạn cần nhận ra người bị sốc nhiệt, khi họ có những biểu hiện như bị say nắng, đó là: mặt đỏ bừng, da nóng khô, mệt mỏi, nhức đầu, muốn nôn ói,.. thì cần liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ.
Trong thời gian đó, người bị sốc nhiệt nên được khẩn trương hạ thân nhiệt bằng cách:
- Đưa người bệnh đến bóng mát khi đang đứng dưới nắng;
- Bỏ bớt áo khoác, quần áo gây tăng thân nhiệt;
- Dùng khăn mát hoặc gối nước mát chườm vào các khu vực cổ, nách, háng (bẹn);
- Lau (chườm) mát toàn thân;
Ngoài ra, trong một số trường hợp cần thiết có sự hướng dẫn của nhân viên y tế, bạn có thể:
- Dội nước mát lên người bệnh bằng vòi hoặc ca;
- Dùng đệm nước mát, túi mát để chườm vào nách và háng để giảm nhiệt độ do nắng nóng;
- Theo dõi thân nhiệt thường xuyên để giảm khoảng 39 độ C.
Trong khi nhân viên y tế đến, bạn nên liên tục giúp bệnh nhân sơ cứu để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra, bao gồm những di chứng sau này. Đặc biệt, với bệnh nhân đang gặp sốc nhiệt không nên dùng thuốc hạ sốt, vì nó không có tác dụng trong trường hợp này. Đồng thời, sơ cứu đúng cách có thể tăng cơ hội sống.
Ngoài ra, trường hợp đột quỵ khi bị sốc nhiệt, làm yếu nhịp thở, bạn nên sơ cứu bằng cách hô hấp hà hơi, ép tim trong suốt quá trình đợi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện.
Cách làm tránh sốc nhiệt giữa trời nắng nóng như thế nào?
Thông thường, những người phải làm trong môi trường nắng nóng sẽ phải tạm ngưng khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Nhất là, trong khoảng 12h-16h là thời gian nhiệt độ cao nhất trong ngày, nên giảm bớt ra bên ngoài.
Đồng thời, mọi người nên uống nước thường xuyên một cách đầy đủ, người lao động ngoài trời cần bổ sung vitamin C và muối loãng. Vitamin C thường có trong các thực phẩm có vị chua.
Song, những ngày nắng nóng và dịch bệnh, cần tránh ra ngoài đường khi không thực sự cần thiết, nhất là những nơi đông người. Trong trường hợp bắt buộc, bạn nên đội mũ, đeo khẩu trang, mắt kính chống nóng, mặc quần áo chống nắng.
Với những người ở trong nơi mát, không nên mở máy nhiệt độ quá thấp trong ngày nắng nóng, bởi khi ra ngoài, nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể gây sóc nhiệt.
Kết luận
Bạn nên tăng cường các chất dinh dưỡng qua bữa ăn hàng ngày, nhất là vitamin C. Đồng thời, gia tăng việc vận động cơ thể khi trời mát mẻ để có sức đề kháng. Cũng như, sơ cứu cho người bệnh sốc nhiệt một cách nhanh chóng và kịp thời, sẽ giúp họ tăng khả năng sống và giảm các biến chứng sau này.
(ST: Baomoi)